top of page

Dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm PrEP là gì?

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)




Pre-exposure prophylaxis hay viết tắt là PrEP là một lựa chọn phòng ngừa cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV. PrEP được sử dụng kiên trì dưới dạng viên uống mỗi ngày cùng phối hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như bao cao su.


Mục tiêu của PrEP là để ngăn ngừa bị lây nhiễm HIV trong trường hợp bạn có phơi nhiễm với virus bằng việc uống thuốc mỗi ngày.


Thành phần của PrEP có thể tương tự một số thành phần của thuốc kháng virus (ARV) được người đã bị nhiễm HIV sử dụng để khống chế lượng virus trong người họ.


Tại sao phải dùng PrEP?


Với con số 50,000 ca nhiễm HIV mới ở Hoa Kỳ, và trong bối cảnh hiện không có bất kỳ phương pháp chữa lành hay một vắc-xin để phòng ngừa, phương pháp phòng ngừa được coi là giải pháp.


Khi được sử dụng mỗi ngày, PrEP có thể cung cấp một sự ngăn ngừa hiệu quả cao khỏi HIV và sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng phối hợp với bao cao su và các biện pháp phòng ngừa khác.


PrEP có phải là một loại vắc-xin HIV hay không?


Không. Thuốc PrEP không phải là một loại thuốc dưới dạng tiêm vào cơ thể và không có cơ chế hoạt động như cách của một loại vắc-xin.


Một loại vắc-xin dạy cho cơ thể của bạn cách chống lại nhiễm trùng trong nhiều năm. Còn đối với PrEP, bạn phải uống thuốc PrEP mỗi ngày trong tháng.


Loại thuốc này được chứng minh là an toàn và giúp chặn đứng sự lây nhiễm HIV có tên thương mại là “Truvada” (Tru-va-da).


Truvada là thuốc kết hợp của hai thành phần thuốc là Tenofovir và Emtricitabine. Nếu bạn uống PrEP mỗi ngày, sự hiện diện của thuốc ngày trong máu của bạn có thể ngăn HIV nhiễm và nhân lên trong cơ thể bạn. Nếu bạn không uống PrEP mỗi ngày, sẽ không có đủ lượng thuốc trong máu giúp làm chuyện đó với virus.


Tôi có nên cân nhắc uống PrEP mỗi ngày không?


CDC (Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo là PrEP có thể được cân nhắc đối với những người HIV âm tính (không bị nhiễm HIV) và những người này đang trong tình trạng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV.


Đối với sự lây truyền qua đường tình dục, khuyến cáo này áp dụng bao gồm với những ai đang trong tình trạng quan hệ với bạn tình có HIV dương tính (đã bị nhiễm HIV).


Khuyến cáo sử dụng PrEP bao gồm cho những người đang trong tình trạng quan hệ không chung thủy một vợ một chồng và đối với gay (người đồng tính nam), bisexual (nam quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ), người có quan hệ tình dục đường hậu môn không dùng BCS hoặc được chẩn đoán là có bệnh lây qua đường tình dục trong vòng 6 tháng trở lại đây hoặc người quan hệ tình dục khác giới là nam hoặc nữ không thường sử dụng BCS trong quan hệ tình dục với bạn tình có nguy cơ nhiễm HIV cao nhưng không rõ tình trạng HIV của người đó (người có nguy cơ nhiễm HIV cao ví dụ như người tiêm tích ma túy hoặc có bạn tình song tính nam).


Đối với người tiêm tích ma túy, khuyến cáo sử dụng PrEP dành cho những người tiêm chích ma túy trái phép trong vòng 6 tháng trở lại đây và đối với ai tiêm chích sử dụng chung bơm kiêm tiêm hoặc đối với những người đang điều trị cai nghiện ma túy.


Đối với những cặp quan hệ tình dục khác giới, một trong hai người có HIV và người kia âm tính với HIV, PrEP là một trong nhiều biện pháp để bảo vệ bạn tình âm tính ấy.


PrEP tác dụng tốt cỡ nào?


Trong nhiều nghiên cứu về PrEP, nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm rất nhiều đến 92% đối với những người dùng tuân thủ sử dụng PrEP hằng ngày liên tục so với những người không dùng PrEP.


PrEP có an toàn không?


Đối với một vài người trong các thử nhiệm lâm sàn dùng PrEP có một số tác dụng phụ sớm như là đau dạ dày, mất cảm giác ngon miệng, những các triệu chứng này thườngn hẹ và mất đi sau tháng đầu tiên sử dụng. Bạn nên nói cho bác sĩ nếu tình trạng tác dụng phụ có vẻ trầm trọng hơn hoặc không tự mất đi.


Tôi bắt đầu sử dụng PrEP như thế nào?


Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ cao đối với nhiễm HIV, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ y tế của bạn về PrEP. Nếu cả bạn và bác sĩ cùng đồng ý là PrEP có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV, bác sĩ sẽ chỉ định những kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm HIV cho bạn và các bệnh lây qua đường tình dục khác.


Bạn sẽ được xét nghiệm máu để xem liệu gan, thận của bạn hoạt động tốt không. Nếu các kiểm tra cho thấy là PrEP an toàn để bạn sử dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định bằng toa thuốc cho bạn.


Khi tôi sử dụng PrEP, tôi có thể không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không?


Không, bạn không nên không sử dụng BCS kể cả khi bạn đang sử dụng PrEP. Nếu PrEP được uống đều đặn mỗi ngày, nó sẽ cung cấp các bảo vệ chống lại sự lây nhiễm HIV nhưng xác suất không phải là 100%. BCS cũng cung cấp sự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV nếu được sử dụng đúng cách bất cứ khi nào bạn quan hệ tình dục nhưng cũng không phải là 100%. Vấn đề là thuốc PrEP không cung cấp cho bạn bất kỳ sự bảo vệ nào khỏi lây nhiễm các bệnh khác trong khi quan hệ tình dục (như nấm sinh dục, lậu, viêm gan…) nhưng BCS có thể giúp chuyện đó.


Như vậy, bạn sẽ có sự bảo vệ tốt nhất đối với HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác nếu bạn tuân thủ PrEP và tuân thủ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục.


Tôi phải dùng PrEP bao lâu?


Bạn nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn. Có nhiều lý do khiến bạn có thể ngừng sử dụng PrEP, ví dụ như:


Nếu nguy cơ nhiễm HIV của bạn trở nên thấp bởi vì sự thay đổi hành vi nguy cơ của bạn, bạn có thể muốn ngừng dùng PrEP.


Nếu bạn thấy rằng mình không muốn dùng PrEP mỗi ngày hoặc thường quên uống thuốc, hoặc bạn cho là những biện pháp bảo vệ khác có thể hiệu quả hơn là PrEP.


Nếu bạn có các tác dụng phụ từ việc dùng thuốc PrEP gây cản trở trong cuộc sống của bạn hoặc những xét nghiệm máu cho thấy là PrEP có phản ứng ngược theo cách không an toàn với cơ thể của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn ngừng dùng PrEP.


(Dịch bởi Lâm Duy Nguyễn)

Nguồn http://www.cdc.gov/hiv/basics/prep.html


Bài quan trọng

Bài gần đây

Nhà tài trợ
Page views
bottom of page